Website đang trong giai đoạn thử nghiệm
Hướng dẫn
Indonesia đề xuất cấm bán trực tuyến hàng nhập khẩu giá dưới 100 đô la
Phát hành: 10:37 03/08/2023

TikTok Shop, tính năng bán hàng thông qua phát sóng trực tiếp của TikTok đã thu hút hơn 2 triệu người bán hàng ở Indonesia. Ảnh: Harian Haluan Kepri

Phát biểu với báo chí địa phương hôm 28-7, Bộ trưởng Zulkifli Hasan cho biết, quy định cấm bán trực tuyến hàng nhập khẩu trị giá dưới 100 đô la sẽ áp dụng cho các nền tảng thương mại điện tử và các nhà bán lẻ bán hàng trên các nền tảng mạng truyền thông xã hội. Ông nói rằng, quy định nhằm bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước.

Bộ trưởng Zulkifli Hasan không đưa ra chi tiết về Indoensia, đất nước có dân số hơn 270 triệu người, lên kế hoạch thực thi quy định mới.

Tuy nhiên, ông cho biết các bộ ngành dự kiến sẽ hoàn thành việc điều phối các thay đổi đối với các quy định hiện hành trước ngày 1-8. Ông cũng tiết lộ thêm các nền tảng thương mại điện tử cũng cần phải xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa bổ sung, được gọi là giấy phép Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia, và trả thuế giống như doanh nghiệp địa phương.

Lĩnh vực thương mại điện tử của Indonesia đạt quy mô 59 tỉ đô la trong tổng giá trị hàng hóa toàn cầu vào năm ngoái và dự kiến sẽ tăng lên 95 tỉ đô la vào năm 2025, theo báo cáo nghiên cứu chung của Google, Temasek Holdings và Bain & Company.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về giá cả quá rẻ của những mặt hàng do Trung Quốc sản xuất và kêu gọi người tiêu dùng Indonesia tránh xa các sản phẩm nhập khẩu.

Trong tuần này, TikTok, nền tảng thu hút hơn hai triệu người bán hàng ở Indonesia tham gia bán hành trực tuyến thông qua tính năng phát sóng trực tiếp TikTok Shop, cho biết không có kế hoạch triển khai một dự án kinh doanh hàng hóa xuyên biên giới ở Indonesia sau khi các quan chức bày tỏ lo ngại dự án này có thể làm tràn ngập các sản phẩm Trung Quốc tại Indonesia.

TikTok, ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc), đang phát triển một chương trình giúp các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng hóa ra toàn cầu. Chương trình này đang được thử nghiệm ở Anh và chuẩn bị ra mắt người tiêu dùng Mỹ trong tháng tới,

Hôm 27-7, Bộ trưởng Hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia Teten Masduki nói với báo chí địa phương rằng, ông đã gặp đại diện của TikTok để bày tỏ mối lo ngại rằng việc triển khai một chương trình như vậy ở Indonesia có thể gây tổn thương cho các doanh nghiệp nhỏ.

Fiki Satari, cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Teten Masduki , cũng nói rằng một chương trình như vậy sẽ làm tăng nguy cơ “sân chơi không bình đẳng với các mức định giá hàng hóa bóp nghẹt” đối với các doanh nghiệp nhỏ Indonesia,

Lập trường trên khiến Indoensia trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á công khai phản đối sáng kiến sắp ra mắt của TikTok nhằm tái tạo thành công của các nền tảng mua sắm khác của Trung Quốc như Shein và Temu của PDD Holdings, đã có mặt ở châu Âu và Mỹ.

Anggini Setiawan, Trưởng phòng truyền thông TikTok Indonesia, nói với Reuters rằng, TikTok không có ý định ra mắt một nền tảng như vậy ở Indonesia.

“Chúng tôi quyết định không mở hoạt động kinh doanh xuyên biên giới tại đây. Đây là cam kết của chúng tôi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Indonesia. Chúng tôi cũng không có ý định xây dựng nhãn hàng riêng hoặc trở thành nhà bán lẻ hoặc bán sỉ ở Indonesia để cạnh tranh với các doanh nghiệp bán háng ở đây” Setiawan nói.

Bà cho biết mô hình TikTok Shop được bản địa hóa để hỗ trợ và mang lại lợi ích cho những người bán hàng địa phương và TikTok sẽ tiếp tục theo cách tiếp cận này.

Trong những tháng gần đây, TikTok tích cực phát triển động kinh doanh thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Tháng trước, trong chuyên thăm Indonesia, CEO TikTok Shou Zi Chew tiết lộ công ty sẽ đầu tư hàng tỉ đô la vào khu vực này trong vài năm tới.

TikTok đặt mục tiêu tăng gấp bốn lần quy mô kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu của công ty lên 20 tỉ đô la trong năm nay bằng cách mở rộng sang Mỹ và châu Âu.

Theo Reuters, Insider Retail

Website đang trong giai đoạn thử nghiệm